Blockchain là gì? Tổng quan về nền tảng Blockchain

Công nghệ Blockchain xuất hiện mở ra một xu hướng mới cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, nông nghiệp…Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi kiến thức cơ bản cần biết về Blockchain

Blockchain là gì?

Blockchain

Blockchain (chuỗi khối) được ví như sổ cái kỹ thuật số, giúp truyền tải dữ liệu và bảo mật thông tin. Đây là một sổ cái phân tán (DLT) dùng để ghi lại các giao dịch giữa hai bên và được lưu trữ vĩnh viễn.

Một blockchain tập hợp nhiều các khối dữ liệu riêng lẻ gồm các giao dịch liên quan và liên kết với nhau theo thứ tự nhất định. Tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ với nhau thông qua sổ cái kỹ thuật mà không cần bất kỳ cơ quan trung gian nào.

Lịch sử công nghệ Blockchain

1991, ý tưởng về công nghệ blockchain được mô tả khi các nhà nghiên cứu Stuart Haber và W. Scott Stornetta giới thiệu một giải pháp thực tế về mặt tính toán để đánh dấu thời gian các văn bản số để chúng không bị đề lùi ngày về trước hoặc can thiệp vào.

Năm 1992, các cây Merkle được tích hợp vào thiết kế, khiến nó hoàn thiện hơn bằng cách cho phép một khối có thể tập hợp được nhiều văn bản.

Tham khảo thêm:  Hệ sinh thái Aptos là gì? Những thông tin cơ bản cần biết về Aptos

Năm 2004, nhà khoa học máy tính và là người theo chủ nghĩa mật mã Hal Finney đưa ra một hệ thống là RPoW. Hệ thống hoạt động bằng cách nhận một Hashcash không thể thay đổi dựa trên token proof of work và đổi lại tạo ra một token đã được ký RSA.

Blockchain lần đầu tiên được phát minh và thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008. Cho đến nay, đã có 4 phiên bản như sau

  • Công nghệ Blockchain 1.0: Cryptocurrency.
  • Công nghệ Blockchain 2.0: Smart Contract.
  • Công nghệ Blockchain 3.0: Dapps.
  • Công nghệ Blockchain 4.0: Blockchain For industry.

Blockchain hoạt động như thế nào?

Blockchain

Blockchain được mô tả là một “chuỗi” được tạo thành từ các “khối” dữ liệu riêng lẻ. Khi dữ liệu mới được thêm vào, một “khối” mới sẽ được tạo và gắn vào “chuỗi”

Có cả blockchain công khai (Public) và riêng tư (Private, Permissioned). Trong một blockchain công khai, bất kỳ ai cũng có thể tham gia, nghĩa là họ có thể đọc, viết hoặc kiểm tra dữ liệu. Rất khó để thay đổi các giao dịch được đăng nhập trong một blockchain công khai vì không có cơ quan quyền lực duy nhất nào kiểm soát các nút của blockchain.

Trong khi đó, một blockchain riêng tư được kiểm soát bởi một tổ chức hoặc nhóm. Chỉ có tổ chức hoặc nhóm đó mới có thể quyết định ai được mời vào hệ thống, sau đó nó có quyền quay lại và thay đổi chuỗi khối. Quy trình blockchain riêng tư này tương tự như một hệ thống lưu trữ dữ liệu nội bộ ngoại trừ việc trải rộng trên nhiều nút để tăng tính bảo mật.

Tham khảo thêm:  BitTorrent là gì? Thông tin cơ bản về đồng BitTorrent (BTT)

Đặc điểm của Blockchain

Blockchain có các đặc điểm nổi bật sau

  • Tính phi tập trung (Decentralized): Hoạt động độc lập theo các thuật toán, không bị kiểm soát bởi bên thứ 3
  • Không thể làm giả, không thể phá hủy các chuỗi khối
  • Bảo mật: các thông tin, dữ liệu blockchain được phân tán và an toàn tuyệt đối
  • Minh bạch: khi một block mới được tạo ra và xác nhận, nó sẽ tồn tại vĩnh viễn và ai cũng có thể theo dõi dữ liệu trên blockchain
  • Hợp đồng thông minh (Smart contract): tất cả các lệnh, giao dịch được thực thi tự động và không có bất kỳ sự can thiệp nào từ bên ngoài

Ứng dụng Blockchain trong thực tiễn

Blockchain

Ứng dụng blockchain trong ngành y tế

Công nghệ blockchain được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau từ cung cấp dịch vụ tài chính đến quản trị hệ thống. Dưới đây là một số lĩnh vực được ứng dụng công nghệ này

  • Công nghệ, truyền thông và viễn thông
  • Dịch vụ tài chính
  • Nghệ thuật & Giải trí
  • Bảo hiểm
  • Bất động sản
  • Nông nghiệp
  • Vận tải và Logistics

Blockchain ở thời điểm hiện tại, đã cho thấy ở nó có các ưu điểm hơn hẳn những công nghệ khác đang được sử dụng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những nhược điểm mà người dùng cần lưu ý như giới hạn số lượng giao dịch, chi phí năng lượng cao và đặc biệt là rủi ro mất tài sản nếu chẳng may quên mật mã ví.

Tham khảo thêm:  Airpay là gì? 2 Cách nạp tiền vào ví Airpay thông dụng nhất hiện nay

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất mang lại cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về lĩnh vực tiền mã hóa và tiến bộ của công nghệ blockchain trên toàn cầu. Cập nhập thêm các thông tin mới nhất tại eblockchain.com.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *